Nổi lên Triệu_(nước)

Giản đồ các nước thời Chiến Quốc[2]

Thời kỳ Tấn Văn hầu, Thúc Đái di cư tới nước Tấn. Cháu 5 đời của Thúc Đái là Triệu Túc lập công lớn được Tấn Hiến Công thưởng cho đất Cảnh, Triệu Túc sinh Cộng Mạnh (zh), Cộng Mạnh sinh Triệu Thôi.

Năm 656 TCN, Triệu Thôi từng theo công tử Trùng Nhĩ lưu vong ra khỏi Tấn. Sau này Trùng Nhĩ trở thành Tấn Văn công của Tấn thì Triệu Thôi trở thành trọng thần. Con cháu Triệu Thuẫn các đời đều nắm trọng quyền, dần phát triển thế lực của gia tộc họ Triệu thành một trong Lục khanh. Thời Tấn Cảnh công, họ Triệu suýt bị diệt tộc nhưng may mắn đã được phục hồi địa vị.

Tới thời Tấn Xuất công thì quyền lực thực tế nằm trong tay các trọng thần như Trí Bá, Triệu Tương tử, Hàn Khang tửNgụy Hoàn tử. Sử gọi là Tứ khanh. Năm 456 TCN, Tứ khanh đuổi Tấn Xuất công đi để lập Cơ Kiêu, tức Tấn Ai công.

Năm 454 TCN, Trí Bá hợp cùng hai nhà Hàn, Ngụy tấn công Tấn Dương (nay ở phía nam quận Tấn Nguyên, địa cấp thị Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây). Triệu Tương tử giữ vững thành trì. Sau đó liên hợp với chính hai nhà Hàn, Ngụy diệt Trí Bá.

Năm 453 TCN, ba nhà Hàn, Triệu, Ngụy chia nhau vùng đất của họ Trí.

Năm 437 TCN, Tấn Ai công chết. Con là Liễu (Tấn U công) kế nghiệp. Nước Tấn khi đó thực chất đã bị phân chia giữa 3 thế gia là Hàn, Triệu và Ngụy. U công không có quyền lực gì đối với 3 nhà này.

Năm 403 TCN, vua Chu Uy Liệt vương phải chính thức công nhận sự tồn tại của nước Triệu cùng với Hàn, Ngụy bên cạnh nước Tấn như là các nước chư hầu của nhà Chu, đánh dấu sự khởi đầu của thời kỳ Chiến Quốc.

Năm 376 TCN, Triệu cùng Ngụy và Hàn lấy nốt phần đất còn lại của Tấn, đày Tấn Tĩnh công ra Đồn Lưu, chính thức diệt Tấn và chia hết đất đai. Do ba nước hình thành từ nước Tấn nên sử vẫn gọi chung Triệu, Hàn, Ngụy là Tam Tấn.